Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

hạnh phúc nhé-người em không thể yêu!

hạnh phúc nhé-người em không thể yêu!
ngày đầu tiên, em nói chuyện với anh, không cảm xúc, ta vẫn chỉ là những con người xa lạ, không hơn, không kém. Rồi sau đó, anh có sđt của em, và kể từ đó, câu chuyện của chúng ta bắt đầu: sáng nào anh cũng nhắn tin chúc em buổi sáng tốt lành, hỏi thăm em, rồi buổi trưa, buổi tối, anh bắt đầu quan tâm em, coi em như 1 cô bé ngốc ngếch trong mắt anh mỗi khi gọi em cô bé ngốc, em ngốc, rồi sau này là vợ ngốc, em bắt đầu quen dần với cách quan tâm của anh, lúc nào cung là những tin nhắn thân thương, ấm áp, : em ngủ dậy chưa? em ăn sáng chưa? nhớ không được bỏ bữa đâu không anh giận đấy, em đi đâu? đi với ai? không được ra ngoài vào buổi tối, về mau cho anh, em đi đâu nhớ mặc áo ấm vào cả lạnh nhé....anh nhớ em. ban đầu với em, anh chỉ là 1 người bạn, hay 1 người anh đối với 1 cô em gái, nhưng rồi, em đã bắt đầu cảm nhận được tình cảm anh dành cho em, nó khác với tình cảm đơn thuần chỉ là sự quan tâm, em không tin anh, bởi vì em đã từng bị tổn thương bởi mối tình vừa tan vỡ, nó làm em đau lắm anh à, nên có lẽ, em khó có thể mở lòng mình ngay để tìm đến với 1 ty mới, đó là anh, anh hiểu không... rồi từ sự nhớ nhung, anh nói lời yêu em, yêu em chân thành, "ngốc à, anh yêu em, hãy cho anh được ở bên em nhé, anh sẽ cố gắng để mang lại hạnh phúc cho em mà", vợ à, sao anh yêu em nhiều quá vậy, đừng từ chối tình cảm của anh nữa, anh yêu em nhiểu lắm em có biết không??....em đã cảm động lắm khi nghe những lời ấy từ anh, nhưng lí trí trong con người em vẫn không cho phép em được mềm yếu, không được rung động trc anh, đã bao nhiêu lần, em nói với anh là hãy tìm 1 ng khác hợp với anh hơn em đi, nhưng anh vẫn ko bỏ cuộc...anh bảo sẽ đợi tới khi nào em yêu anh, sau này anh sẽ lấy em, .... em cảm động lắm... nhưng có lẽ mình chỉ có thể dừng lại ở 2 từ anh-em thôi anh à, do em mà giờ mối quan hệ giữa anh và em nó trở nên... không rõ ràng, và em muốn chấm dứt điều đó, để tốt cho cả hai, anh sẽ tìm đc 1 ng con gái tốt hơn em, yêu anh thật lòng, không phải là em, anh nhé, hãy để em đi, như vậy sẽ tốt hơn. em luôn chúc anh hạnh phúc, hạnh phúc nhé-người em không thể yêu! cô ngốc của anh, đang viết những dòng tâm trạng này, mong anh đọc được cũng đừng buồn nhé, không có em 1 ngày, rồi 1 tuần, 1thang...cũng không sao đâu nhỉ, anh vẫn sẽ sống tốt...đừng gọi em là vợ yêu nữa, 2 từ đó anh nên dành cho người khác đi, hãy sống tốt và tìm được tình yêu thật sự của anh... hạnh phúc nhé-người em không thể yêu!

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

LÁ THƯ GỬI NHỮNG CHÀNG TRAI MUỐN LẤY VỢ LÀ GIÁO VIÊN.


LÁ THƯ GỬI NHỮNG CHÀNG TRAI MUỐN LẤY VỢ LÀ GIÁO VIÊN.

Lá thư gửi những chàng trai muốn lấy vợ là giáo viên.
[Hãy yêu vì đó là em]Gửi anh - chồng tương lai của em 
Có lẽ anh đang ở đâu đó trong cuộc sống này và cũng có thể anh là một trong những người bạn sẽ đọc lá thư này của em.
Anh thân yêu!
Chẳng biết từ bao giờ trong nhiều người đã có suy nghĩ lấy vợ giáo viên thật thích, đi làm nửa ngày, nửa ngày ở nhà chăm lo gia đình và con cái. Em biết với anh đó không phải là tất cả lý do anh chọn em làm người bạn đồng hành trong suốt cuộc đời của mình. Và là người giáo viên em biết điều đó dường như chỉ còn trong…quá khứ.
Này anh nhé!
Là giáo viên, em sẽ ra khỏi nhà trước 6 giờ 30 và em không có thời gian để chuẩn bị bữa sáng cầu kì cho anh, cũng không có thời gian để ngắm nghía xem anh đã ăn mặc thật đẹp trước khi đi làm chưa (vì anh thức dậy và đi làm trễ hơn em).
Là giáo viên, nhiều khi dạy tiết 5 buổi sáng, em cũng không thể về nhà trước 12 giờ vì hết tiết 5 đã là 11 giờ 25, từ trường về nhà đường xa đi xe cũng khoảng 30 phút. Những lúc như thế, em biết anh sẽ phải loay hoay chuẩn bị bữa trưa. Có thể anh sẽ không hài lòng nhưng anh hãy hiểu và thông cảm vì…vợ anh là giáo viên mà. Cũng có những ngày em dạy cả ngày, khi ấy chắc em sẽ không về ăn cùng anh bữa trưa được rồi. Đừng buồn anh nhé!
Đến khi về nhà, những công việc khác khi hết giờ làm việc thì họ có thể bỏ lại tất cả công việc ở công ty nhưng là giáo viên thì không như thế. Anh của em hãy hiểu khi thấy em thức khuya soạn bài, khi thấy em loay hoay chuẩn bị bản đồ, tranh ảnh…lên lớp bởi đó là công việc của em anh à!
Và nếu em của anh được đồng nghiệp tin tưởng khi giữ các chức vụ như chủ tịch công đoàn, tổ trưởng hay bí thư chi đoàn…điều đó cũng có nghĩa là trách nhiệm công việc sẽ nhiều hơn, những cuộc họp, những khi em vắng nhà sẽ nhiều hơn. Anh là người hiểu em và sẽ hiểu rằng em không phải là người thích bon chen, tranh giành chức vụ nhưng anh ơi "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ giành phần ai?". Hãy hiểu và thông cảm cho em "việc thì nhiều, lương chẳng bao nhiêu" nhưng đừng vì thế mà so sánh tiền lương của em với anh, hay bất kì ai khác nhé! Em sẽ có một chút chạnh lòng đó, anh biết không?
Và nếu anh là công an, là bộ đội hay một ngành nào khác – không phải giáo viên, thì đừng so sánh khi anh chỉ làm việc đến ngày thứ 6, còn em vẫn đi dạy vào ngày thứ bảy.
Rồi vào những ngày lễ như 20-11, 8-3 hay những khi có phong trào của trường, của ngành phát động thì xin anh đừng chạnh lòng khi có những lúc em vắng nhà để đi tập văn nghệ, để đi thi thể thao…mà hãy tự hào một chút xíu vì em của anh cũng có những tài lẻ nho nhỏ, anh nhé!
Và khi những đứa con của chúng ta ra đời, chúng sẽ vui vẻ, đùa chơi trong sự yêu thương, cưng chiều của anh nhưng anh đừng vì thế mà nổi giận những khi em nghiêm khắc dạy chúng. Em cũng yêu chúng như tình yêu của anh nhưng là giáo viên, đôi khi em khó tính một chút, nghiêm túc một chút.
Chỉ bấy nhiêu đó thôi không biết có làm anh băn khoăn khi có vợ là giáo viên không nhỉ?
Em viết ra những điều này không phải để than thở, để "ngụy biện" chỉ là em hy vọng một ngày nào đó khi anh đọc được điều này em sẽ hiểu và thông cảm cho em – cho người vợ giáo viên của anh.
Nhưng anh ơi! Dù có bao nhiêu trách nhiệm trong công việc, em cũng sẽ không bao giờ quên vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình. Là giáo viên, là vợ anh, em vẫn sẽ là dậy thật sớm để chuẩn bị bữa sáng cho anh, vẫn sẽ dành cho anh sự quan tâm, chia sẻ, vẫn dành cho các con thật nhiều sự yêu thương. Em biết, tiền lương của em có thể không nhiều như anh nhưng em sẽ là người tiết kiệm những chi tiêu trong gia đình, sẽ là người dạy con mình biết quý trọng đồng tiền chủa cha mẹ chúng làm ra.
Mỗi người một công việc khác nhau, một cách sống khác nhau, nhưng gặp nhau, yêu nhau và có thể đến với nhau đã là một hạnh phúc lớn lao trong cuộc sống này. Dù là giáo viên hay bất cứ công việc nào khác thì tình yêu và sự chấp nhận sự khác biệt của nhau, sự dung hòa trong lối sống, quan điểm, sự nhường nhịn, tôn trọng và yêu thương nhau, mới thực sự là điều khiến chúng ta hạnh phúc.
Em và anh hãy cùng nhau giữ lấy hạnh phúc của mình, anh nhé!

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Một số tình huống thi "nghiệp vụ Sư Phạm"



Thanh niên ngoài trường đón đánh học sinh

Do va chạm xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Vô tình biết được thông tin này, bạn sẽ ứng xử thế nào?
1. Coi chuyện xích mích ngoài phạm vi nhà trường không phải là trách nhiệm của mình, không có trách nhiệm giải quyết

2. Nhắc nhở học sinh, cần hòa giải mâu thuẫn với bạn và không được gây chuyện đánh nhau tại cổng trường
3. Yêu cầu học sinh lưu lại trường. Cử lớp trưởng hoặc một bạn trong lớpvề báo ngay cho gia đình đến đón bạn học sinh đó về. báo cáo với bảo vệ trường giải tỏa đám thanh niên đó. Nếu thấy có dấu hiệu còn có khả năng số người đó tìm cách đón đánh học sinh của lớp bạn thì báo cho công an địa phương nhờ can thiệp khi cần thiết.

Khi học sinh thắc mắc vì thầy cho điểm thấp



Trong một lần trả bài kiểm tra lớp 10a3 của thầy Minh, có một học sinh đứng lên thắc mắc với thầy về kết quả điểm thầy chấm với lý do: “Bài của em làm giống hệt bài của bạn Mai, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?”. Đặt vào tình huống của thầy Minh, bạn xử lý ra sao?
1. Trả lời qua loa và vào bài giảng mới ngay.
2. Yêu cầu học sinh đó xem lại bài và không được thắc mắc vì thầy đã chấm rất kỹ không có chuyện nhầm lẫn.
3. Yêu cầu em đó ngồi xuống bình tĩnh xem lại bài của mình. Sau đó bạn có thể thu lại hai bài làm đó để xem xét cho kỹ. Nếu thực sự đã có sai sót, bạn thành thật xin lỗi trước các em và hứa chấm lại bài cho em đó. Nếu sau khi kiểm tra thấy mình đã làm đúng thì nên giải thích cặn kẽ cho em đó hiểu về kết quả của mình.

Khi học sinh từ chối thực hiện yêu cầu của cô

Khi bước vào dạy tiết 3, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật”. Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.
1. Phê bình em học sinh đó và dứt khoát yêu cầu em phải lên nhặt giấy vụn để đảm bảo uy tín của cô.
2. Gọi em khác hoặc em trực nhật lên dọn.
3. Không nói gì thêm mà lẳng lặng bước lên bục giảng xóa bảng và cúi xuống nhặt mấy mẩu giấy vụn bỏ vào sọt rác. Sau đó bạn bắt đầu bài giảng một cách bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
4. Bạn sẽ nói rằng: “Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?” Sau đó bạn nên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm

                                                                                                   ( Nguồn: Ứng xử sư phạm - những điều cần biết )



Tình huống 1: Bạn trừng phạt học sinh phạm lỗi nhưng hóa ra em học sinh không có lỗi. bạn hành động thế nào.

a, Không đả động gì đến chuyện đó nữa vì sợ mất uy tín.

b, Xin lỗi học sinh đó ngay.

c, Không nói đến sự việc xảy ra, sau đó nhân dịp nào đó bạn nói với học sinh nào: “ Người lớn cũng có lúc sai lầm”.



Tình huống 2: Khi sắp hết giờ, học sinh làm bạn bực mình vì những câu thắc mắc “ hóc búa” ngoài sự chuẩn bị của bạn. bạn sẽ giải quyết như thế nào?

a, Ngắt lời học sinh ngay.

b, Giễu cợt câu hỏi của học sinh và từ chối yêu cầu của em đó.

c, Giải thích cho học sinh chính bạn đang muốn đặt câu hỏi đó cho tất cả các em suy nghĩ, giờ sau bạn và học sinh sẽ tím cách trả lời.



Tình huống 3: Một học sinh trong lớp rụt rè đưa cho bạn một mảnh giấy đã nhàu nát và nói đây là một bức thư của N gửi cho một bạn gái cùng lớp. Cuối thư có dòng chữ “ đò mất dạy”. Nhận ra đúng dòng chữ của N. Bạn giải quyết như thế nào?

a, Phê bình N trước lớp để ngăn chặt các trường hợp tương tự.

b, Nổi giận mắng học sinh.

c, Gặp riêng chuyện trò với N và gặp gỡ cha mẹ N để phối hợp khuyên nhủ.

Tình huống 1 
 

Trên đường phố , thấy hai em học sinh đang đi tới , thầy Hùng tưởng các em sẽ chào thầy vì thầy đang dạy lớp các em và biết rất rõ về hai học sinh này . Nhưng không , cả hai em đều đi thẳng qua thầy mà không một lời chào .

Bạn sẽ xử lý thế nào nếu bạn là thầy Hùng . Tại sao bạn lại sử lý như vậy ?

a. Không nói gì nhưng có ý thành kiến với hai em học sinh đó

b. Coi như không có chuyện gì vì cho rằng có thể có nguyên nhân nào đó cần phải xem thêm

c. Coi như không có chuyện gì , nhưng có thể nhân một dịp nào đó , trước giờ học thầy kể một câu chuyện tương tự để giáo dục chung
 Tình huống 2 
 

Một buổi tối , thầy Tuyệt đang đi trên đường thì có hai người đến hỏi xin lửa của thầy để châm thuốc lá . Thầy chợt nhận ra một trong hai người đó là học sinh lớp thầy chủ nhiệm . Nếu là thầy Tuyệt lúc đó bạn sẽ xử lý thế nào . Tại sao bạn lại xử lý như vậy ?

a. Tỏ ý đã nhận ra hai em học sinh đó , nhưng cười xòa và cho qua

b. Gọi tên em đó và cảnh cáo ngay tại chỗ

c. Tỏ ý không nhận ra học sinh đó , nhưng ngày hôm sau gặp riêng em để nhắc nhở . Sau đó có thể tổ chức những buổi sinh hoạt lớp cho các em phân tích sự nguy hiểm của việc hút thuốc lá